Thời kỳ Josef Stalin Chủ_nghĩa_Stalin

Stalin cho rằng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản càng thắng lợi thì các mâu thuẫn trong lòng nó giữa giai cấp vô sản và tàn tích của giai cấp tư sản càng gia tăng, do đó càng cần phải đẩy mạnh đấu tranh giai cấp để tiêu diệt sạch các tàn tích đó. Đây là luận điểm tạo cơ sở lý luận để Stalin tiến hành các cuộc thanh lọc trong nội bộ đảng, nhà nước và xã hội để loại bỏ bất cứ một hành vi hoặc ý định nào được xem là suy đồi, phản cách mạng. Mặt tích cực của lý luận này nào nó giúp duy trì kỷ luật xã hội và sự liêm chính của cán bộ Nhà nước ở mức khá cao, nạn lợi dụng chức quyền để tham nhũng dưới thời Stalin là rất ít, nhưng mặt tiêu cực là trong nhiều trường hợp sự thanh lọc đã đi quá mức khi áp dụng vào thực tế, gây ra thiệt hại cho hệ thống chính trị và xã hội. Trong suốt nửa thập niên cuối của 1920, Joseph Stalin đã dùng công cụ này để giành được quyền lực tuyệt đối chống lại những thành phần đối lập với ông trong đảng Cộng sản Liên Xô. Những người bị loại bỏ đầu tiên là những người trong bộ chính trị Leon Trotski, Grigori Zinoviev, và Lev Kamenev, mà đã bị đuổi ra khỏi đảng cuối năm 1927. Stalin sau đó quay lại chống cả Nikolai Bukharin, mà đã ủng hộ ông có được quyền lực, bởi vì ông này đã chống đối chính sách áp buộc tập thể hóa nông nghiệp và kỹ nghệ hóa nhanh chóng mà người nông dân phải trả giá đắt.[2]

Stalin đã loại trừ tất cả những kẻ đối đầu vào cuối năm 1934 và trở thành một lãnh tụ tuyệt đối trong đảng và chính quyền. Tuy nhiên ông ta tiếp tục thanh lọc mọi tầng lớp trong đảng và trong cả nước. Trong suốt thời kỳ này, mà bao gồm những vụ án trình diễn đối với những đối thủ trước đó trong đảng 1936-1938 mà cao điểm là giữa 1937 và 1938, hàng triệu công dân Liên Xô đã bị đưa đến các trại tù lao động[2]. Theo ủy ban Shatunovskaja, điều tra theo ủy quyền của Nikita Khrushchyov, từ 1/1/1935 cho tới tháng 7/1940 Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) đã cho bắt hoặc thẩm vấn 19.840.000 công dân Xô Viết; 7 triệu trong số đó đã bị đưa tới các trại lao động hoặc nhà tù với những tội danh khác nhau.[3]

Về mặt kinh tế, trái ngược với chính sách kinh tế mới của Lenin, chủ nghĩa Stalin đặc trưng bằng sự xóa bỏ hẳn nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế sang một mô hình tập trung cao độ, mọi phương tiện sản xuất đều nằm trong tay nhà nước thông qua chỉ hai hình thức "sở hữu toàn dân" và "sở hữu tập thể". Toàn bộ nền kinh tế được điều hành theo mệnh lệnh từ trên xuống dưới nhất nhất theo "kinh tế kế hoạch hoá" kế hoạch sản xuất là pháp lệnh rất nghiêm ngặt. Liên Xô liên tiếp tiến hành các kế hoạch 5 năm, kế hoạch 7 năm để thực hiện "công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa" trong công nghiệp và "tập thể hóa nông nghiệp". Bằng những kế hoạch kinh tế ngắn hạn 5-7 năm, Stalin đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử thế giới. Stalin làm được điều này bằng cách sử dụng khả năng tạo ra tỷ lệ tiết kiệm lớn, tập trung các nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hóa là ưu thế của nền kinh tế kế hoạch kết hợp với kỷ luật lao động cứng rắn cùng các biện pháp động viên khen thưởng để kích thích tăng năng suất lao động và hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch kinh tế.

Trong chuyến thăm mùa hè năm 1944 của Eric Johnston, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ, người đã đến thăm Ural, SiberiaKazakhstan, đã tuyên bố rằng tiến bộ kinh tế của Liên Xô từ năm 1928 là "một thành tựu phi thường trong lịch sử phát triển công nghiệp của cả thế giới"[4] Nói một cách hình tượng, trong một khoảng thời gian ít hơn 1/4 thế kỷ, trình độ kỹ thật của nước Nga đã nhảy vọt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX[5] Kenneth Neill Cameron nhận xét[6]:

Khi chúng ta xem xét các số liệu thời Stalin, rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến một ​​sự tiến bộ kinh tế to lớn nhất từng được ghi nhận, ngay cả so với các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong thời hạn 10 năm, một xã hội ​​chủ yếu là phong kiến đã thay đổi thành một đất nước công nghiệp. Và lần đầu tiên trong lịch sử, một bước tiến như vậy không phải do chủ nghĩa tư bản, mà là do chủ nghĩa xã hội tiến hành.